Nhân Viên Chưa “Cống Hiến Hết Mình”. Có Phải Doanh Nghiệp Chưa Đủ “Tốt”?
➡ Một trong những trăn trở lớn mà bất kì Doanh nghiệp nào cũng gặp phải là: Bằng cách nào để nhân viên “làm việc hết mình” trong công việc?
❓❓ Đó có phải hoàn toàn do sự chủ động của mỗi người khi đi làm
Hay thực sự là do Doanh nghiệp ấy chưa đủ “TỐT”?
Cùng VSC tìm hiểu về các lý do dẫn đến việc này nhé.
1. Từ bản chất công việc
📌 Nhân viên cảm thấy công việc này quá ít hoặc quá nhiều khiến cho cảm xúc khi làm việc không được thỏa mãn, dẫn đến không có nguồn cảm hứng để làm.
📌 Nhu cầu học hỏi, trau dồi không được đáp ứng. Nếu phải làm một việc lặp đi lặp lại với những thao tác quen thuộc thì chắc chắn sẽ gây đến cảm giác chán nản khi không được cập nhật những điều mới mẻ.
✅ Đây là nguyên nhân mà cấp trên có thể dễ dàng giải quyết nhất. Cấp trên cần giải thích trong những buổi họp để nhân viên hiểu được rằng nếu họ cần hỗ trợ thì họ phải lên tiếng trước khi hiệu quả công việc không đạt như kỳ vọng.
2. Từ cấp trên và đồng nghiệp
📌 Không nhận được sự khích lệ từ cấp trên, hoặc không có nhiều sự tương tác, cởi mở từ đồng nghiệp cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mất cảm xúc khi đi làm.
✅ Không phải ngẫu nhiên mà nhân viên có thái độ bất mãn với cấp trên và đồng nghiệp. Vì thế cấp trên hãy chủ động quan sát và tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề. Tự đánh giá để từng bước khắc phục và hoàn thiện mình là điều các nhà quản lý thông minh nên làm. Nếu lý do từ sự hiểu lầm thì cấp trên cần chia sẻ, giải thích để hóa giải các vướng mắc. Còn nếu nguyên nhân bắt nguồn từ chính nhân viên, thì cấp trên cũng nên thể hiện sự cảm thông, cho cấp dưới cơ hội giãi bày chia sẻ để hóa giải các khúc mắc.
3. Từ môi trường làm việc
📌 Môi trường làm việc ở đây cũng có thể nói là tính chuyên nghiệp và văn hoá lãnh đạo của doanh nghiệp. Yếu tố về chế độ lương bổng, đãi ngộ, quyền lợi… cũng có tác động đến mức độ gắn kết và sự hài lòng của nhân sự trong công việc.
✅ Hãy là một “lãnh đạo tinh khôn” bằng cách lược bỏ những nội quy thừa thãi, tăng giao tiếp hiệu quả giữa các nhân viên thông qua những buổi thuyết trình, đánh giá. Qua đó nhân viên có cơ hội trình bày quan điểm, góp ý kiến để cải thiện môi trường làm việc chung.
✅ Nếu doanh nghiệp có doanh thu cao, lãnh đạo hãy quan tâm đến việc tăng lương, tăng phúc lợi cho nhân viên như bảo hiểm, trợ cấp ăn, ở, đi lại… Và để tránh những phát sinh ngoài ý muốn cũng như đảm bảo tính minh bạch trong vấn đề nhạy cảm này, doanh nghiệp nên áp dụng các phần mềm quản lý lương thưởng và có kế hoạch phân chia phù hơp.
✅ Đồng thời, cấp lãnh đạo cần xác định rõ lộ trình thăng tiến cho mỗi nhân viên dựa trên năng lực của họ. Theo dõi, đánh giá, phản hồi cụ thể cho nhân viên về hiệu suất làm việc của họ để cho họ thấy tổ chức đang thực sự đề cao những nỗ lực và thành quả của từng nhân viên nhằm mục tiêu hướng đến phát triển một tập thể vững mạnh toàn diện.
🔴Bạn có đang mắc những lỗi nào trong Doanh nghiệp của mình, hoặc còn gặp những “tình huống khó xử” nào không? Hãy bình luận vào bên dưới cho VSC biết nào!
———————————————
VSC – VietNam Startup Coaching
KHỞI NGHIỆP THỰC TẾ – TỎA SÁNG TƯƠNG LAI
☎️Hotline: 1900 066 661
🎯Địa chỉ: 2/3 Bạch Đằng, P.2, Q.Tân Bình, TP. HCM
📡Website: vsc.net.vn

This is the best Event Ticket WordPress Theme of 2018. It has responsive, drag & drop page builder, unlimited theme options. And made by Envato Elite Author - LeafColor.com

Rời khỏi cuộc bình luận