Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc – Khái Niệm, Cách Rèn Luyện

Vai trò của kỹ năng quản lý cảm xúc là gì? Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc là một trong những vấn đề được rất nhiều người chú trọng phát triển. Việc quản lý được cảm xúc của mình sẽ giúp bạn đạt được những thành công nhất định trong cuộc sống và công việc. Nhiều người thường tìm về những kiến thức như 6 kỹ năng kiểm soát cảm xúc đối phương hay kiểm soát chính bản thân mình. Có thể nói, kỹ năng quản lý cảm xúc của người lãnh đạo là cực kỳ quan trọng. Cụ thể ra sao? Cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì?

Kỹ năng quản lý cảm xúc là khả năng nhận thức rõ ràng về cảm xúc của bản thân mình trong những tình huống nhất định. Bên cạnh đó là hiểu về sức ảnh hưởng của cảm xúc đối với người khác và đối với chính bản thân mình. Việc biết quản trị cảm xúc còn là biết cách điều chỉnh, thể hiện cảm xúc của bản thân một cách hợp lý.

Quán triệt cảm xúc của mình không phải là tiến hành loại bỏ hoàn toàn những gì mà bạn cảm thấy. Mà là bạn biết cách điều chỉnh những cảm xúc của mình để có thể giữ được sự hài hòa đối với người đối diện. Những người có khả năng quản lý cảm xúc tốt thường là những cá nhân có chỉ số trí tuệ, cảm xúc cực kỳ cao.

Kỹ năng quản lý cảm xúc

Họ luôn biết cách kết hợp những nhận thức cá nhân, những cách ứng phó của bản thân với những ứng xử và những căng thẳng của người khác

Cách rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc

Sử dụng ngôn từ một cách khéo léo là cách phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc

Việc học cách sử dụng từ ngữ một cách thích hợp sẽ giúp bạn biết cách động viên, khích lệ và góp ý với người khác. Và đây được xem là một trong những kỹ năng cần phải có. Mỗi khi bất đồng quan điểm hoặc đang tức giận, những lời khó nghe sẽ rất dễ bị buột miệng nói ra. Việc biết cách lựa chọn để ăn nói lịch sự, mang tính xây dựng sẽ giúp bạn xây dựng được một hình tượng tốt hơn và giữ được những mối quan hệ hài hòa hơn.

Quản trị cảm xúc bằng sức mạnh trí tuệ

Người có EQ cao là người có khả năng thông cảm cũng như am hiểu về cảm xúc của người khác. Đây là những người luôn biết lắng nghe và lắng nghe một cách chân thành đến đối phương. Quản lý cảm xúc bằng trí tuệ sẽ có thể giúp cho bạn đưa ra được những quyết định cực kỳ sáng suốt để có thể tránh ảnh hưởng đến những mối quan hệ xung quanh. Trí tuệ cảm xúc cao còn có thể giúp chúng ta tự điều chỉnh, đánh giá cũng như kỷ luật bản thân.

Kỹ năng quản lý cảm xúc của người lãnh đạo

Bạn sẽ biết cách không để cảm xúc vượt ngoài tầm kiểm soát, bên cạnh đó là có tư duy tích cực hơn và nâng cao kỷ luật bản thân

Hãy viết ra những gì mà bạn cảm thấy trong lòng

Một trong những phương pháp rất tốt để quản lý cảm xúc, đặc biệt là ở nơi làm việc, đó là hãy viết cảm xúc của mình ra giấy khi gặp những trường hợp khó xử như bị đồng nghiệp chèn ép, bị sếp phê bình. Bạn sẽ có thể không nghĩ thông thạo được những lúc thế này. Và để có thể bình tĩnh hơn, hãy trút cảm xúc của mình bằng cách viết chúng ra giấy. Sau đó kết hợp với việc hít thở sâu, bạn sẽ có thể sắp xếp được cảm xúc và suy nghĩ của mình, từ đó kiểm soát cơn giận một cách tốt hơn.

Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì?

Việc này sẽ giúp phòng tránh những hành động bộc phát do cảm xúc nhất thời

Nâng cao nhận thức về chính bản thân bạn

Thiếu sự tự tin cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực. Mỗi khi bạn cảm thấy không hài lòng với những gì mà mình đang có. Bạn sẽ rất dễ dàng cảm thấy nổi giận vô cớ, từ đó khó kiểm soát được cảm xúc. Khi có đủ sự tự tin, bạn sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những ý kiến bên ngoài, từ đó trở nên lạc quan và nhiều năng lượng tích cực hơn. Kỹ năng quản lý cảm xúc của người lãnh đạo là vô cùng quan trọng.

Xem thêm: Vai trò của quản trị

Hãy giải tỏa cảm xúc của mình bằng những hoạt động lành mạnh

Cảm xúc không nên bị dồn nén mà cần phải được giải tỏa một cách lành mạnh. Việc làm những công việc nhẹ nhàng sẽ giúp bạn trút bớt những gánh nặng trong suy nghĩ và cảm xúc của mình. Các bạn có thể dành nhiều thời gian để làm những hoạt động như vẽ tranh, tập thể dục.

Hoặc đơn giản là thưởng cho bản thân của mình những món ăn ngon, luyện tập yoga, mua những bộ quần áo đẹp hoặc thiền để tĩnh tâm hơn. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn dành thời gian cùng gia đình và bạn bè, chia sẻ những cảm xúc của mình để người thân hiểu và sẵn sàng lắng nghe bạn.

Vai trò của kỹ năng quản lý cảm xúc

Từ đó, bạn sẽ giảm bớt được những cảm xúc dồn nén trong tâm trí của mình

Lời kết

Hy vọng những thông tin về kỹ năng quản lý cảm xúc trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết được những cách rèn luyện và nâng cao trí thông minh cảm xúc của mình. Và ngoài việc phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc, bạn cần phải biết phát triển thêm những kỹ năng về quản lý đội nhóm, phát triển đội nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp. Và để phát triển toàn diện, nâng tầm bản thân tiến đến với thành công, hãy liên hệ ngay hôm nay với các chuyên gia tại VSC để được tư vấn về những khóa học phù hợp nhất bạn nhé!

Rời khỏi cuộc bình luận