Văn Hóa Doanh Nghiệp: Bí Quyết Đưa Doanh Nghiệp Lên Tầm Cao Mới
Nói đến điều làm nên đời sống tinh thần của mỗi một công ty; kim chỉ nam định hướng mọi hoạt động, quyết định tầm nhìn và sự phát triển của công ty chính là văn hóa doanh nghiệp. Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp? Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp là gì? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây. Hãy đón đọc ngay nhé!
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp đã hình thành và phát triển đồng hành cùng doanh nghiệp; ngay từ khi tổ chức mới bắt đầu đi vào hoạt động. Hiểu rõ hơn thì nó chính là toàn bộ những giá trị mà mỗi tổ chức theo đuổi. Là toàn bộ những cái gọi là giá trị, niềm tin, sứ mệnh, tầm nhìn; đã trở thành khuôn mẫu ứng xử; hình thành nên hành vi cốt lõi của tổ chức; định hình phong cách ứng ứng xử của nhân viên; là phần “hồn” bên cạnh phần “xác” – trang thiết bị, cơ sở vật chất quyết định chặng đường doanh nghiệp sẽ đi được là bao xa.
Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp
Nếu chỉ nói về định nghĩa thì chắc hẳn nhiều người sẽ chưa hình dung ra được tầm quan trọng của văn hóa trong công ty. Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?
Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với mỗi cá nhân trong tổ chức
- Nâng cao lòng tự hào/ tự ái về tổ chức, về nghề nghiệp để có ý thức phát triển bản thân và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hơn.
- Tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên, để tạo nên một sức mạnh tập thể giúp công ty vượt qua mọi khó khăn, thách thức.
- Mỗi cá nhân sẽ hiểu, chia sẻ hoài bão, sứ mệnh và giá trị của công ty, từ đó đoàn kết, chung sức, chung lòng cho sự phát triển và trường tồn của công ty .
Vai trò của văn hóa doanh nghiệp với tổ chức
- Là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh vững chắc cho tổ chức, thông qua đó, doanh nghiệp phát huy được lợi thế nhân lực trong quản trị doanh nghiệp.
- Là bản sắc riêng của doanh nghiệp được thể hiện qua việc xác định sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị công ty.
- Là yếu tố ảnh hưởng nhất định đến việc xây dựng chiến lược; quyết định hiệu quả hoạt động của tổ chức.
- Tạo nên sự ổn định, cam kết chung trong mỗi doanh nghiệp.
Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Hiểu rõ được sự ảnh hưởng cũng như vai trò của văn hóa đối với tổ chức cũng như là cá nhân. Mỗi doanh nghiệp để đi được xa hơn cần nắm rõ quy trình xây dựng với các bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu, định hướng phát triển của doanh nghiệp
Bước 2: Xây dựng một doanh nghiệp mang bản sắc riêng được thể hiện qua các yếu tố: Quy chế, quy định của công ty; Khẩu hiệu (slogan); Tầm nhìn; Sứ mệnh; Giá trị cốt lõi; Triết lý kinh doanh; Đội ngũ nhân sự.
Bước 3: Xem xét, đánh giá lại quá trình thực hiện văn hoá doanh nghiệp.
Bước 4: Củng cố, điều chỉnh các khía cạnh còn chưa hoàn thiện.
Lưu ý
Xây dựng lại văn hóa của doanh nghiệp; cần chú ý vào những đặc điểm cơ bản cốt lõi như sau:
- Đổi mới sáng tạo & chấp nhận rủi ro: Mức độ nhân viên được khuyến khích phải đổi mới và mạo hiểm
- Chú ý tới từng tiểu tiết: Mức độ nhân viên được kỳ vọng chính xác trong phân tích và chú ý tới từng chi tiết
- Định hướng kết quả: Mức độ nhà quản ý tập trung vào kết quả hơn là kỹ thuật và quy trình áp dụng để được kết quả đó.
- Định hướng con người: Mức độ mà các quyết định quản lý được đưa ra trong nỗ lực cân nhắc về hiệu quả công việc đối với người lao động trong doanh nghiệp
- Định hướng nhóm: Mức độ mà các hoạt động công việc được tổ chức theo nhóm thay vì cá nhân.
- Tính cạnh tranh, hiếu thắng: Mức độ cạnh tranh, hiếu thắng và thi đua của mọi người thay vì sự dễ dãi.
- Sự ổn định: Mức độ các hoạt động của doanh nghiệp nhấn mạnh tập trung duy trì vị thế bên trong, thay vì sự phát triển.
Lời kết
Văn hóa doanh nghiệp mang những giá trị cốt lõi; xuyên suốt quá trình hoạt động của mỗi tổ chức; nhưng không phải nó được giữ yên như thế mãi. Tùy theo từng tình hình cụ thể, chủ doanh nghiệp có thể điều chỉnh một phần; hoặc toàn phần nội dung để phù hợp hơn với tình hình của các doanh nghiệp trong hoàn cảnh khách quan.
HÃY LIÊN HỆ NGAY cho VSC. Để được tư vấn cụ thể hơn về những điều còn bỏ ngỏ, bạn nhé!
Rời khỏi cuộc bình luận