Đàm phán, thương lượng là một trong những kỹ năng vô cùng cần thiết mà ai ai cũng cần phải có dù ở bất kỳ ngành nghề nào. Kỹ năng đàm phán cũng như tài ngoại giao của doanh nhân sẽ quyết định rất lớn đến kết quả kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp. Ngay bài viết dưới đây, hãy cùng Vietnam Startup Coaching tìm hiểu về Nghệ Thuật Đàm Phán – Thương Thuyết Trong Kinh Doanh nhé.
Nghệ thuật đàm phán – thương thuyết trong kinh doanh là gì?
Nghệ thuật Đàm phán – thương thuyết trong kinh doanh là một trong số những kỹ năng quan trọng bậc nhất; là một phương tiện cơ bản để đạt được những gì mà doanh nhân ấy mong muốn dựa trên lợi ích đối ứng của đối phương. Một cuộc đàm phán – thương lượng thành công khi hai bên đều đồng ý trên những điều khoản; nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để đạt được những mục tiêu đã được đề ra.
Vào năm 1716, Francois de Cailere, một nhà đàm phán – thương thuyết nổi tiếng của Pháp đã khẳng định: “Một nhà đàm phán kinh doanh giỏi phải là người mềm dẻo như ngọn cỏ; và cũng phải cứng rắn như một khối đá. Người đó phải có phản xạ ứng xử nhanh nhạy; và phải là người biết lắng nghe, lịch sự và có thể đem lại cảm giác dễ chịu cho đối tác. Song đồng thời cũng phải biết tranh luận, thuyết phục bằng cách biết hé lộ; đưa ra những thông tin có vẻ là bí mật đối với người khác”.
Nghệ thuật Đàm phán – thương thuyết trong kinh doanh là một trong số những kỹ năng quan trọng bậc nhất mà bất cứ doanh nhân nào cũng cần có là một trong số những kỹ năng quan trọng bậc nhất mà bất cứ doanh nhân nào cũng cần có
Nghệ thuật đàm phán – thương thuyết trong kinh doanh – Vietnam Startup Coaching
Trong suốt quá trình đào tạo, nghiên cứu để cho ra các khóa học hữu ích dành cho doanh nhân, tổ chức. Trung tâm đào tạo huấn luyện Vietnam Startup Coaching quyết định xây dựng khóa học Nghệ thuật đàm phán – thương thuyết trong kinh doanh nhằm đáp ứng được các nhu cầu đối với thị trường hiện nay.
Chúng tôi tự hào khi đã có nhiều kinh nghiệm, lộ trình học tối ưu nhất; được đúc kết và dành cho học viên trong nhiều năm vừa qua. Giúp cho nhiều cá nhân, tổ chức dần hoàn thiện thêm các kỹ năng; cũng như củng cố được vị thế của mình trên thị trường đầy cạnh tranh này. Đối với khóa học Nghệ thuật đàm phán – thương thuyết trong kinh doanh, VSC định hình về các mục tiêu đối với các học viên của chúng tôi trong suốt quá trình đào tạo khóa để việc Đàm phán – thương lượng đạt được hiệu quả tốt nhất, phục vụ cho sự phát triển của doanh nhân, doanh nghiệp. Và đây là một số những nội dung cơ bản trong khóa huấn luyện tại VSC:
-
Biết cách chuẩn bị tâm thế, tác phong
-
Biết cách sử dụng ngôn ngữ hình thể, trang phục phù hợp trong quá trình đàm phán
- Trả lời khéo léo các câu hỏi khó và đàm phán các điều khoản hiệu quả.
- Phương pháp kết thúc đàm phán để lại hình ảnh đẹp trong mắt đối tác.
Nội dung chương trình đào tạo Nghệ thuật đàm phán – thương thuyết trong kinh doanh tại Vietnam Startup Coaching như thế nào?
Chúng tôi dựa trên kinh nghiệm cũng như kiến thức mà Chuyên gia đào tạo tại VSC đã đúc kết để xây dựng khóa học thực tế; áp dụng cho các học viên khi tham gia học tại trung tâm. Đảm bảo khi tham gia khóa học, học viên sẽ thu thập được đầy đủ các kiến thức từ A-Z về kỹ năng đàm phán, thương lượng. Đây chắc chắn là bước đệm cực kỳ cần thiết trong bất kỳ ngành nghề nào. Dưới đây là nội dung dành cho học viên có thể tham khảo khi tham gia khóa học của chúng tôi:
-
Các hình thức đàm phán và chuẩn bị trước khi đàm phán
-
3 giai đoạn Trước – Trong và Sau đàm phán
-
Trang phục khi phỏng vấn – ăn mặc như thế nào?
-
Mô tả quá trình đàm phán và các câu hỏi thường gặp
- Một số mẹo và lưu ý khi trả lời và đặt câu hỏi cho đối tác
- Cách ứng xử nào bị đánh giá tệ nhất
- Một số nguyên tắc khi đàm phán
- Hạn chế của bạn trẻ vừa ra trường và cách khắc phục
- Các lưu ý khi đi đàm phán
Chuyên gia đào tạo dày dặn kinh nghiệm và kiến thức tại VSC đã đúc kết để xây dựng khóa học thực tế; áp dụng cho các học viên
Ngoài ra, việc học lý thuyết sẽ được áp dụng song song với thực hành; cũng như trong quá trình học; các chuyên gia đào tạo của chúng tôi sẽ luôn tạo ra các tình huống thực tế dành học viên; ứng dụng lý thuyết đã được học để có được kết quả tối ưu dành cho mình.
Mục đích về nghệ thuật đàm phán – thương thuyết trong kinh doanh
Một cuộc đàm phán đi đến thành công khi tất cả các bên đều đạt được mục đích giới hạn của mình; dựa trên các thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ. Mục tiêu của cuộc đàm phán là chìa khóa quyết định thành công. Chính vì vậy, trước bất cứ một cuộc đàm phán hay thương lượng nào; chúng ta cần xác định rõ; cụ thể nhất mục tiêu đặt ra cho mình.
Tuy nhiên, để cuộc đàm phán, thương lượng đi tới sự thống nhất giữa các bên thì đòi hỏi phải có sự điều chỉnh; nhượng bộ trong giới hạn nhất định. Trong nghệ thuật đàm phán – thương thuyết trong kinh doanh; sẽ có mâu thuẫn khi mà các bên đều muốn đạt được kết quả tốt nhất cho mình; làm sao để dung hòa được mâu thuẫn mà không bị mất đi quá nhiều lợi ích; sẽ phụ thuộc rất lớn tới kỹ năng đàm phán – thương thuyết của nhà kinh doanh ấy.
Những nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật đàm phán – thương thuyết trong kinh doanh
Trong một cuộc đàm phán; mỗi người sẽ có cho riêng mình những quy tắc để trao đổi với đối tác của mình. Nhưng nhìn chung, để một cuộc đàm phán – thương thuyết có thể đi đến thành công; thì có thể tham khảo một số nguyên tắc “bất di bất dịch” sau đây:
-
Đàm phán – thương thuyết dựa trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện.
-
Mỗi bên đều có mong muốn thay đổi để đạt được mục đích cuối cùng
-
Mục đích của đàm phán – thương thuyết là thỏa thuận nhưng không phải mọi cuộc đàm phán đều kết thúc bằng thỏa thuận.
-
Thời gian là điều cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả của cuộc đàm phán.
-
Không để bất cứ một cuộc đàm phán nào bị phá vỡ hoàn toàn.
-
Kết quả hoàn hảo của cuộc đàm phán là cải thiện được tình hình hiện tại của các tổ chức cùng tham gia hợp tác
-
Tiến trình cũng sẽ bị tác động bởi những người đàm phán của các bên.
Để có một cuộc đàm phán – thương thuyết đi đến thành công thì có thể tham khảo một số nguyên tắc này
Làm thế nào để áp dụng nghệ thuật đàm phán – thương thuyết trong kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất?
1. Ấn tượng ban đầu
Ngay từ đầu khi bắt đầu bước vào bàn đàm phán – thương thuyết thì các bên không nên lập tức đưa ra yêu cầu dành cho đối phương. Ngay lúc này, bạn nên tạo cảm giác vui vẻ, cởi mở. Bởi ấn tượng ban đầu chỉ có 1 cơ hội duy nhất; nên hãy tranh thủ tận dụng lợi thế này để đưa cuộc đàm phán đi đến kết quả tích cực.
2. Cử chỉ, thái độ trong quá trình đàm phán
Nếu ấn tượng ban đầu mà bạn gây dựng là một thái độ dễ chịu, thân thiện nhưng trong suốt cuộc đàm phán lại giữ nét mặt quá gay gắt; hay cử chỉ thiếu tôn trọng đối tác sẽ rất dễ bị phản tác dụng; và đa phần cuộc đàm phán đó sẽ thất bại.
3. Xác định và kiên trì với mục đích đàm phán
Việc không bám sát vào mục tiêu hoặc không xác định được mình muốn gì sẽ mang tới kết quả không như mong muốn. Để chắc chắn có thể theo đuổi tới cùng mục tiêu của cuộc đàm phán – thương thuyết; bạn nên chia tách mục tiêu của mình thành các mục tiêu cụ thể cần phải trao đổi. Đạt được những mục tiêu nhỏ; bạn đã nắm vững được mục tiêu tối cao của mình trong cuộc đàm phán.
4. Biết lắng nghe đối tác
Theo kinh nghiệm của những nhà đàm phán bậc thầy; những người lắng nghe tốt nhất sẽ là người giành được chiến thắng. Việc lắng nghe sẽ giúp bạn có cách ứng xử linh hoạt; phù hợp theo tình hình diễn ra đối với nghệ thuật đàm phán – thương thuyết trong kinh doanh đấy nhé
5. Trình bày quan điểm khôn khéo, linh hoạt
Đừng chỉ lắng nghe mà hãy biết cách trình bày quan điểm; lập trường của mình một cách khôn khéo, thông minh nhất. Bởi mục tiêu cuối cùng của chúng ta vẫn là đạt được lợi ích mà mình muốn. Chính vì vậy hãy tập trung quan sát đến thái độ của đối phương; khéo léo đưa ra ý kiến của mình trong các trường hợp.
6. Tư duy sẵn sàng thỏa hiệp
Luôn giữ mình trong tâm thế cân bằng giữa lợi ích của đôi bên là điều không hề dễ dàng. Nhưng nếu chúng ta giữ một tư duy cứng nhắc, bảo thủ sẽ phá vỡ cuộc đàm phán. Nghệ thuật đàm phán – thương thuyết trong kinh doanh là cả một quá trình “cho và nhận. Đôi khi để duy trì mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài thì sự hy sinh đôi chút về lợi ích cũng là hoàn toàn xứng đáng.
7. Tránh mắc phải những sai lầm nghiêm trọng
Trong hầu hết các trường hợp, khi bắt đầu cuộc đàm phán thì cơ hội chỉ có một. Chính vì vậy, việc mắc phải những sai lầm nghiêm trọng là điều tối kỵ trong nghệ thuật đàm phán – thương thuyết trong kinh doanh. Hãy tưởng tượng về hậu quả diễn ra ngay trong buổi đàm phán đó; mà còn có thể kéo dài trong tương lai. Lời khuyên cho bạn đó là hãy luôn giữ tinh thần tỉnh táo, sáng suốt và thận trọng trước mọi lời nói, hành động cũng như cử chỉ của mình nhé!
Những sai lầm cần tránh mắc phải đối với nghệ thuật đàm phán – thương thuyết trong kinh doanh để thành công
1. Nói quá nhỏ
Nói quá nhỏ chính là sự biểu hiện của việc nói thiếu tự tin. Ngoài ra, còn khiến đối tác của bạn dễ bị phân tâm và có thể dẫn tới hiểu lầm trong lời nói trong quá trình đàm phán – thương lượng ấy. Chính vì vậy, hãy nói vừa đủ nghe, tốc độ vừa phải hoặc chậm hơn mức bình thường; để đối tác có đủ thời gian tiếp nhận hết các thông tin mà bạn muốn truyền tải.
2. Không lên kế hoạch cụ thể về nội dung cuộc đàm phán
Nếu bạn không chuẩn bị tốt nội dung cũng như các ý sẽ trình bày thì hậu quả sẽ thiệt hại về doanh nghiệp của bạn. Bạn bị thất thế trước đòn tấn công của đối thủ, lủng củng trong cách diễn đạt; và thiếu logic trong việc dẫn dắt nội dung của cuộc đàm phán. Một khi bạn mất quyền làm chủ hay mất kiểm soát buổi thương lượng. Chắc chắn việc thất bại hoặc không đạt được mục tiêu đề ra là điều khó tránh khỏi.
3. Không xác minh được và không phát huy được hết lợi thế cạnh tranh của mình
Một nhà thương thuyết thông minh chắc chắn sẽ không bỏ qua yếu tố này; để đạt được mục đích của mình. Lợi thế cạnh tranh chính là chìa khóa giúp bạn nắm quyền kiểm soát tình hình; cũng như đưa cuộc đàm phán đi đúng hướng mà bạn mong muốn.
4. Đưa hết thông tin, lý lẽ thuyết phục ra ngay từ đầu buổi đàm phán – thương thuyết với các đối tác
Đừng hy vọng rằng sau khi bạn nói hết lý lẽ của mình thì đối tác sẽ ngay lập tức chấp thuận. Vì như thế thì cuộc đàm phán đã không diễn ra. Thay vào đó, bạn hãy bình tĩnh thăm dò; quan sát và phân tích ý kiến cũng như yêu cầu của đối phương; để đưa ra phương án xử lý hợp lý và thông minh nhất.
5. Lảng tránh ý nghi ngờ từ đối tác và tìm mọi cách áp đảo
Trong nghệ thuật đàm phán – thương thuyết trong kinh doanh, hãy cố gắng giữ bình tĩnh hết sức có thể. Bạn nên tập trung phân tích hoặc có thể hỏi lại rõ ý kiến của đối tác để đưa ra câu trả lời xác đáng nhất. Đừng cố áp đảo đối phương nhé; vì điều đó khiến người đối diện cảm thấy mình đang bị chất vấn và thiếu tôn trọng hoặc bạn đang bị nắm thóp. Tốt hơn hết, hãy trả lời một cách thành thật; và khôn ngoan để không bị mất lợi thế về phía đối tác.
Những lưu ý đối với nghệ thuật đàm phán – thương thuyết trong kinh doanh quốc tế
1. Khác biệt về văn hóa
Trước một cuộc đàm phán quốc tế, hãy bỏ ra chút thời gian để tìm hiểu sơ qua về nền văn hóa nước bạn. Đây là điều mà không chỉ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc kiểm soát tình hình; mà còn tạo được ấn tượng tốt đẹp cũng như không khí thoải mái, thân thiện với đối phương.
2. Đừng để ngôn ngữ trở thành rào cản
Mỗi nền văn hóa khác nhau sẽ có một phong cách đàm phán khác nhau. Nhưng nói chung trong bất cứ trường hợp nào. Bạn cũng nên cẩn trọng tuyệt đối trong lời nói; cũng như mọi cử chỉ của mình khi diễn ra buổi đàm phán; để tránh gây ra những hiểu nhầm của đối phương về những ý kiến và thái độ mà bạn muốn biểu đạt.
Kết luận
Hi vọng với nguồn thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghệ thuật đàm phán – thương lượng trong kinh doanh. Đây là một trong những kỹ năng đòi hỏi quá trình rèn luyện cũng như luyện tập thói quen trong cách ứng xử, ngoại giao của mình. Chính vì vậy, bạn hãy thiết lập cho mình một lộ trình, cũng như hướng phát triển thật chi tiết để đạt được hiệu suất tốt nhất nhé
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về Khóa học Nghệ thuật đàm phán – thương lượng; hãy liên hệ với chúng tôi Vietnam Startup Coaching qua số hotline 0938 740 867 – 0908 095 059 để được hỗ trợ tư vấn khóa học nhé!
Rời khỏi cuộc bình luận