Vai Trò Của Quản Trị Doanh Nghiệp, Thực Trạng Và Giải Pháp
Một doanh nghiệp nếu không được thiết lập kỷ cương và các phương pháp quản trị thì sẽ vô cùng chới với, chơi vơi và không biết lúc nào sẽ ngã. Không thể phủ nhận được vai trò của quản trị trong nhân sự, tài chính, cơ cấu tổ chức….Hãy cùng VSC tìm hiểu về vai trò của quản trị và thực trạng quản trị tại Việt Nam như thế nào nhé!
Quản trị doanh nghiệp là gì?
Quản trị doanh nghiệp bao gồm tất cả những quy định và cơ chế mà nhờ đó, công ty sẽ được kiểm soát và điều hành. Cơ cấu quản trị sẽ được xác định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên (Hội đồng quản trị – Cổ đông – Ban kiểm soát – Ban điều hành).
Quản trị doanh nghiệp sẽ giúp công ty có thể ngăn chặn được các vấn đề lạm quyền đồng thời quản trị được các rủi ro (do xung đột lợi ích và không minh bạch trong các quy định).
Vai trò của quản trị doanh nghiệp và các chức năng
Vai trò của quản trị kinh doanh hay quản trị doanh nghiệp thì đều sẽ bao gồm 5 chức năng đi liền sau đây:
Hoạch định, xây dựng kế hoạch
Việc đầu tiên trong quản trị là hoạch định – tức là xây dựng các định hướng tương lai của doanh nghiệp. Các nhà quản trị sẽ cùng nhau tham gia để xây dựng được 1 bản kế hoạch hợp lý và chi tiết nhất.
Nhờ có kế hoạch mà doanh nghiệp sẽ biết được cần làm gì và sử dụng nguồn lực ra sao và cũng đạt được sự thống nhất giữa các thành viên trong tổ chức.
Vai trò của quản trị trong việc tổ chức doanh nghiệp
Một trong những vai trò quản trị quan trọng là việc vận hành cơ cấu tổ chức. Nhà quản trị cần tổ chức tốt cả về tài lực – vật lực – nhân lực, giữa các bộ phận cần có sự liên kết chặt chẽ. Đặc biệt có sự thống nhất giữa cả hệ thống, gắn liền với tầm nhìn của doanh nghiệp. Và khi doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, thì vai trò của quản trị kinh doanh trong tổ chức doanh nghiệp lại càng quan trọng. Nhà quản trị sẽ cần thay đổi để phù hợp.
Chỉ đạo đúng và tốt
Đối với 1 người quản trị hay 1 đội ngũ quản trị của doanh nghiệp thì chỉ đạo là vô cùng quan trọng. Đó là những hướng dẫn và chỉ thị cho các công việc của nhân viên.
Nhà quản trị cần có hướng chỉ đạo rõ ràng và hợp lý với từng nhân viên, từng cấp và linh hoạt với từng phòng ban. Ngoài ra, quản trị cần biết cách giao tiếp và chỉ đạo hay để toàn bộ nhân viên nhận nhiệm vụ bằng niềm vui.
Do đó, chỉ đạo quan trọng, nó sẽ quyết định đến hiệu quả và năng suất làm việc của doanh nghiệp bạn.
Điều phối toàn bộ hoạt động
Ngoài việc có sẵn 1 cơ cấu tổ chức vận hành thì điều phối là việc cần thiết đối với các nhà quản trị. Đó là sự ăn ý giữa quản lý và nhân viên, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phòng bạn, là sự thống nhất của hệ thống quản trị.
Nếu đã điều phối nhịp nhàng thì hiệu quả mà doanh nghiệp của bạn đạt được khỏi cần nói. Sẽ phát huy được hết vai trò của từng nhân sự.
Kiểm soát trong vai trò của quản trị
Cuối cùng, nhà quản trị là những người phải kiểm soát được cục diện, sẵn sàng có những phương án và kế hoạch phòng ngừa. Không để biến động lớn trong suốt quá trình hoạt động và làm việc của doanh nghiệp.
Các nhà quản trị thường sẽ làm theo quy trình kiểm soát 4 bước dưới đây:
- Thiết lập KPI, tiêu chuẩn dựa vào mục tiêu chung của doanh nghiệp
- Xây dựng và đo lường báo cáo hoạt động thực tế
- So sánh báo cáo thực tế cùng với chỉ tiêu đã đề ra
- Thực hiện các phương án 2 và thay đổi phù hợp
Kiểm soát lúc này giúp doanh nghiệp luôn phát triển được ổn định!
Thực trạng vai trò của quản trị kinh doanh tại Việt Nam
Năm 2014, theo báo cáo của VCCI, các mức điểm về khả năng quản trị của các nước:
Việt Nam | 35.1 |
Thái Lan | 84.5 |
Malaysia | 75.2 |
Singapore | 70.7 |
Indonesia | 57.3 |
Trong khu vực, có thể nói Việt Nam đang là nước có khả năng quản trị vô cùng kém. Đó là chưa kể thông tin trên chỉ là thống kế với các doanh nghiệp đã được niêm yết, nếu tính cả những công ty chưa niêm yết thì còn tồi tệ hơn.
Việt Nam chưa có nguyên tắc quản trị tốt và nhân viên cũng chưa có ý thức tốt. Nhiều nhà quản trị thì tham nhũng và không thực hiện đúng vai trò của mình. Số khác thì không biết cách quản trị và không biết cách hoạch định – chỉ đạo – kiểm soát.
Các khóa học quản trị doanh nghiệp – giải pháp cho công tác quản trị
Quản trị theo bản năng và phong cách riêng thì đôi khi mang tính phiến diện và chưa được hiệu quả. Không thể áp dụng cho toàn bộ nhân viên. Đặc biệt, mỗi doanh nghiệp lại có đặc thù riêng. Cho nên, các cách quản trị cũng cần khác nhau.
Do đó, các nhà quản trị cần thường xuyên giao lưu, học hỏi từ những người đi trước hoặc tham gia các khóa học quản trị doanh nghiệp. Ở đó, bạn sẽ được cung cấp những kiến thức nền tảng và ứng dụng thực hành ngay tại lớp học. Được học và giao lưu từ những người đi trước.
Đi 1 ngày đàng, học 1 sàng khôn!
Bạn hãy không ngừng học hỏi và trau dồi thêm.
VSC với đội ngũ chuyên gia hàng đầu sẵn sàng giải đáp và đưa ra các phương pháp tân tiến nhất giúp bạn quản trị thành công doanh nghiệp. Đặc biệt với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, thì các công cụ nền tảng công nghệ lại càng cần thiết.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để đăng ký lớp học sớm nhất!
Rời khỏi cuộc bình luận