Giao Tiếp Thông Minh Và Tài Ứng Xử Nhạy Bén
Kỹ năng ứng xử thông minh là một trong những kỹ năng cực kỳ thiết yếu mà mỗi người cần phải trang bị cho mình. Giao tiếp thông minh và tài ứng xử nhạy bén không chỉ giúp bạn nhanh chóng hòa nhập được với môi trường mới; mà chúng còn góp phần tạo dựng được một hình ảnh tốt đẹp của bạn trong mắt người đối diện. Chính vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu qua về những cách ứng xử thông minh trong giao tiếp để trở nên thành thạo hơn trong việc giao tiếp xung quanh. Bài viết dưới đây sẽ giúp cung cấp đến bạn đọc những cách ứng xử khôn khéo trong giao tiếp; giúp bạn cải thiện được khả năng của mình đáng kể. Cùng đón xem ngay nhé!
Hãy nói chuyện bằng thái độ cởi mở, chân thành
Chân thành, cởi mở chính là kỹ năng ứng xử thông minh căn bản nhất; mỗi người trong chúng ta cần phải ghi nhớ. Trên thực tế, bản chất của người Việt thường là rất sợ mất lòng nhau. Và để có thể tránh làm phật lòng đối phương; họ thường tìm cách lấp liếm bằng những câu nói hoặc bằng hành động trái ngược với lòng mình. Bên cạnh đó, những sự cạnh tranh trong công việc cũng chính là nguyên nhân đã đẩy con người ta vào xu hướng cạnh tranh nhau; hoặc xu nịnh lãnh đạo.
Giao tiếp thông minh và tài ứng xử với cấp trên, lãnh đạo
Cách ứng xử trong thông minh trong giao tiếp với cấp trên là vấn đề đã nhận được rất nhiều sự quan tâm ngày nay; đặc biệt là đối với những ai mới tiếp xúc với môi trường công sở. Điều đầu tiên, để có thể tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên, với lãnh đạo; bạn hãy trang bị cho mình một tâm thế thật sự tự tin và chủ động. Hãy học cách trình bày vấn đề của mình một cách thật thẳng thắn. Hãy học cách nói chuyện thật rõ ràng và mạch lạc mỗi khi đưa ra ý kiến với sếp, với quản lý của mình.
Đừng chỉ lắng nghe thôi, hãy biết tiếp thu
Lắng nghe và tiếp thu chính là hai kỹ năng giao tiếp thông minh và tài ứng xử mà bạn bắt buộc phải trang bị cho mình; và bất kể là khi ở trong môi trường công sở hoặc trong cuộc sống thường ngày của bạn. Việc biết cách lắng nghe và tiếp thu không chỉ có thể giúp bạn có được cái nhìn thiện cảm của mọi người xung quanh; mà đích thực đây còn là chiếc chìa khóa giúp đưa bạn tiến đến được thành công.
Giao tiếp thông minh và tài ứng xử nhạy bén từ ánh mắt
Một trong những cách ứng xử thông minh trong giao tiếp; chúng không chỉ nằm ở lời nói của bạn; mà còn được biểu hiện qua những cử chỉ và hành động; đặc biệt nhất chính là ánh mắt. Việc thường xuyên cúi gầm đầu của mình xuống đất; hoặc thường xuyên đảo mắt liên hồi mỗi khi nói chuyện sẽ rất dễ dàng khiến bạn để lại những ấn tượng rất xấu trong mắt người đối diện.
Để có thể tránh được điều đó, bạn cần phải làm quen với việc nhìn thẳng vào mắt người đối diện. Chính điều này sẽ có thể khiến họ cảm thấy được sự tôn trọng và được lắng nghe từ bạn hơn.
Giao tiếp thông minh và tài ứng xử đối với đồng nghiệp và cấp dưới
Đồng nghiệp hay những người cấp dưới đều là người mà bạn phải thường xuyên tiếp xúc trong lúc làm việc. Việc tôn trọng họ cũng chính là cách ứng xử thông minh trong giao tiếp mà bạn cần thiết phải nắm vững.
Bạn không nên hay khoe khoang tiền lương của mình; và cũng đừng tự cho mình là giỏi giang hơn so với đồng nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên tự ti vì thành tích của mình không được bằng họ. Hãy coi đó là một động lực to lớn để cố gắng mỗi ngày nhé!
Hãy hạn chế tán gẫu quá nhiều
Công sở chính là nơi để bạn làm việc; chúng không phải là nơi để tán gẫu. Tất nhiên trong suốt 8 tiếng làm việc tại công sở, thi thoảng bạn có thể thả lỏng và cùng trò chuyện một chút với đồng nghiệp xung quanh. Tuy nhiên bạn cũng đừng nên quá lạm dụng việc này. Đừng biến mình thành bà “tám” nơi công sở bạn nhé!
Học cách nói “không” với những đề nghị không đúng
Một trong những giao tiếp thông minh và tài ứng xử cần có; đó là phải biết cách nói “không” khi cần thiết. Việc tôn trọng và kính nể đồng nghiệp là rất tốt; thế nhưng điều đó cũng không có nghĩa rằng bạn bắt buộc phải chấp nhận hết mọi yêu cầu được đặt ra từ người khác.
Đừng biến mình trở thành một người osin nơi công sở; và cũng đừng tự biến mình trở thành một kẻ thụ động, “ai sai gì làm đấy”. Hãy nên tự mình học cách nói từ chối một cách khéo léo; đặc biệt là khi yêu cầu của mọi người xung quanh đang không nằm trong trách nhiệm cũng như quyền hạn của bạn.
Và nếu bạn muốn trở thành một bậc thầy trong giao tiếp; hãy liên hệ ngay hôm nay với VSC để lựa chọn khóa học phù hợp nhất dành cho mình nhé!
Rời khỏi cuộc bình luận