Chỉ Số Thích Nghi (AQ) Và Chiến Lược Quản Trị Sự Thay Đổi
🔎 Trong một thời gian dài, người ta dùng chỉ số IQ để tìm kiếm người tài, vì tin rằng người có IQ cao sẽ có xác suất thành công cao hơn người khác. Tuy vậy, nhiều nghiên cứu khoa học lại cho thấy: chỉ 25% số người thành công là có chỉ số IQ cao hơn mức trung bình.
🌻 Chỉ số AQ của mỗi cá nhân có vai trò quan trọng không kém đối với sự phát triển của tổ chức, đặc biệt trong bối cảnh tất cả các tổ chức, dù hoạt động trong lĩnh vực nào, đều đứng trước yêu cầu phải liên tục thay đổi nếu muốn tăng trưởng và phát triển một cách bền vững. Thời gian gần đây, chỉ số AQ (Ý chí hay khả năng thích nghi và vượt khó) có xu hướng được nhắc đến nhiều hơn.
🎯 Chỉ số thích nghi (AQ) là gì?
AQ là viết tắt của từ Adaptability Quotient, được định nghĩa là khả năng thích nghi và duy trì sự lớn mạnh trước sự thay đổi của môi trường. Chỉ số này ngày càng quan trọng với các nhà lãnh đạo – những người liên tục nói về sự thay đổi không ngừng trong tổ chức của họ và những chuyển đổi trong ngành mà họ đang tham gia.
Vậy thì các nhà lãnh đạo phải làm gì để tăng chỉ số AQ và quản trị sự thay đổi (Change Management) một cách hiệu quả? Hãy cùng VSC tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
———————————————
VSC – VietNam Startup Coaching
KHỞI NGHIỆP THỰC TẾ – TỎA SÁNG TƯƠNG LAI
☎ Hotline: 1900 066 661
🎯 Địa chỉ: 2/3 Bạch Đằng, P.2, Q.Tân Bình, TP. HCM
🌎 Website: vsc.net.vn
1. See it (Nhận ra sự thay đổi)
Nhận ra sự thay đổi là điều cần thiết.
Bước này liên quan đến việc đánh giá điều gì khiến sự thay đổi là cần thiết, buộc phải sẵn sàng để thay đổi và kiểm soát nó với một thái độ cởi mở và thẳng thắn.
Để nhận ra sự thay đổi, bạn buộc phải đón nhận các góc nhìn của những người khác bằng cách đặt câu hỏi về tình huống cũng như yêu cầu họ đưa ra các phản hồi tích cực và có tính xây dựng về cách mà bạn dự định sẽ đối phó với sự thay đổi.
Góc nhìn và insight (sự thật ngầm hiểu, hay nói chính xác hơn ở đây là sự nhìn thấu vào bản chất của sự thay đổi) có thể không phải là điều bạn muốn nghe. Tuy nhiên, toàn tâm toàn ý lắng nghe những điều “khó chấp nhận nhất” là điều rất quan trọng giúp bạn hiểu được cần linh hoạt trong việc thích nghi trước thay đổi như thế nào và bằng cách nào để sự thay đổi đó tạo ra hiệu quả.
2. Own It (Làm chủ sự thay đổi)
Hãy làm chủ tình huống.
Lẽ tự nhiên là nhiều người có xu hướng kháng cự trước sự thay đổi nhưng cách nhìn nhận này có thể khiến bạn thất bại khi sự thay đổi là cần thiết để có thể chiến thắng hoặc sống sót.
Bắt buộc bạn phải chịu trách nhiệm trước toàn bộ sự thay đổi có tính cấp bách đó. Đồng thời, hiểu rõ thực tế là bạn đang đối đầu với cả thách thức lẫn thất bại nhưng đừng bao giờ mất tầm nhìn về mục tiêu trong khi điều chỉnh chiến lược và kế hoạch theo sự thay đổi đó.
Bạn buộc phải hành động theo nguyên tắc là tất cả mọi người đã tham gia đều phải chịu trách nhiệm cùng nhau để tạo ra được kết quả tốt nhất bất kể từng cá nhân được nắm giữ trọng trách nhiều hay ít.
3.Solve It (Xử lý sự thay đổi)
Phát triển kế hoạch hành động.
Khi nhận dạng được các giải pháp khả thi để khiến cho quá trình thích nghi được dễ dàng hơn thì bạn cần tiếp tục đặt ra câu hỏi: “Tôi (chúng ta) cần làm gì khác?”.
Về bản chất, bạn sẽ tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi này tại đúng thời điểm sự thay đổi diễn ra. Nó sẽ phá vỡ những cách truyền tải thông tin thông thường giữa các đội nhóm, giúp các thành viên đột phá hơn với nhiều giải pháp cải tiến và giúp bạn đánh giá được liệu rằng rủi ro sẽ ở mức độ nào.
Khi đặt ra câu hỏi này, điều quan trọng mà bạn cần hiểu đó là “làm gì khác” ở đây thường ám chỉ việc “nghĩ khác biệt” chứ không phải là “làm nhiều hơn nữa”.
4. Do It (Tiến hành sự thay đổi).
Thực thi quá trình thay đổi.
Bước cuối cùng đó là thực thi, bám sát kế hoạch hành động và theo dõi quá trình triển khai của các thành viên trong đội.
Trong toàn bộ quá trình này, lòng tin sẽ được xây dựng. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây đó chính là bạn thực sự phải tin tưởng rằng các thành viên khác sẽ tạo ra kết quả tốt. Thành công đến từ sự chân thành, minh bạch và không đổ lỗi.
Rời khỏi cuộc bình luận