Cách Giao Tiếp Khôn Khéo: Tăng Thiện Cảm Trong Mắt Người Đối Diện
Trong công việc cũng như cuộc sống, kỹ năng sống khôn khéo sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt người đối diện; đạt được hiệu quả trong công việc cũng như lấy được thiện cảm từ phía khách hàng. Hãy cùng VSC học cách giao tiếp khôn khéo, cách khôn khéo trong giao tiếp. Theo dõi ngay bài viết nhé!
Cách giao tiếp khôn khéo: Không làm người khác khó chịu
“Chim khôn nói tiếng rảnh rang, người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe”. Khi gặp một người làm bạn khó chịu, không có nghĩa là bạn nên khiến họ khó chịu ngược lại; đặc biệt là ở nơi công cộng. Những câu nói do bạn buộc miệng trong lúc bực mình sẽ khiến người khác mất mặt ngay giữa đám đông. Đối với cả hai người đều không có lợi lộc gì; thậm chí có thể gây nên những tai họa trong tương lai.
Cách giao tiếp khôn khéo nhất khi bạn khó chịu hoặc bất mãn vì những lời nói và hành vi không đúng mực của một người khác là thay vì nổi giận ngay lúc đó; mọi chuyện sẽ tuyệt hơn nếu bạn gọi người đó để trao đổi riêng và sử dụng những lời nói nhẹ nhàng và chân thành. Như vậy thì người đó sẽ nhìn nhận vấn đề và đón nhận những góp ý từ phía bạn.
Khen ngợi người khác một cách cụ thể.
Những lời khen ngợi chung chung như: “Bạn giỏi quá”; “Bạn thật tuyệt vời và tốt bụng”; khiến nhiều người sẽ nghĩ rằng đây là một lời khen lịch sự, xã giao. Thay vào đó, hãy tập trung vào những chi tiết, những mặt tốt của người đó để khen ngợi. Một lời khen rõ ràng, chi tiết cũng với thái độ chân thành sẽ khiến người khách ấn tượng về kỹ năng sống khôn khéo của bạn. Họ sẽ dễ dàng đón nhận và có thiện cảm hơn với bạn; họ sẽ sẵn sàng giúp đỡ khi bạn cần.
Sẵn sàng đón nhận những lời phê bình, chỉ trích
“Liệu bạn có mắc lỗi sai đó không? Người chỉ trích bạn đang muốn công kích; hay đang chỉ ra lỗi sai để bạn cải thiện?”
Bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc và cẩn thận suy ngẫm những câu hỏi trên trước khi đưa ra kết luận là cách giao tiếp khôn khéo nhất. Bởi Thuộc đắng giã tật, sự thật mất lòng; những người nói thẳng, nói thật với bạn hầu hết sẽ là sếp, người thân, bạn bè; những người có mối quan hệ tốt với bạn và luôn muốn bạn trở nên tốt hơn.
Hãy chắc chắn về những điều bạn nói
Có thể, có lẽ, đại khái, không chắc, nghe nói,… Những từ ngữ mơ hồ khiến người khác hiểu lầm sẽ vô tình làm tổn thương đối phương; thậm chí có thể dẫn đến việc cắt đứt mối quan hệ của hai người.
Khi người khác nghỉ ngơi, đừng bàn chuyện công việc
Công việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều đã khiến chúng ta ai cũng mệt mỏi; chẳng ai muốn sau khi về nhà lại phải bận tâm về công việc. Nếu như thật sự cần thiết, hãy hỏi việc mình thắc mắc ngay trong giờ làm. Không làm phiền đến thời gian nghỉ ngơi của người khác là cách giao tiếp khôn khéo nhất.
Học cách giao tiếp khôn khéo: Hãy lắng nghe khi người khác nói
Theo bậc thang nhu cầu của Maslow, nhu cầu khẳng định bản thân của mỗi người vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên người nói thì phải có người nghe, lắng nghe khi người khác đang nói chính là kỹ năng sống khôn khéo. Việc chen ngang, ngắt lời khi người khác đang nói là hành động khá bất lịch sự, không tôn trọng đối phương.
Chúng ta mất 2 năm để học nói, nhưng phải mất cả đời để học im lặng. Lắng nghe không chỉ là nghe, việc lắng nghe khi người khác nói còn bao gồm việc hiểu, cảm thông và đưa ra được những ý kiến đóng góp hoặc an ủi.
Học cách giao tiếp khôn khéo: Không để bụng những lời nói trong lúc tức giận.
Ngay cả những người trong gia đình đôi khi cũng có lúc cãi vã; thì với bạn bè, đồng nghiệp hay những người xung quanh thì việc xung đột với nhau rất bình thường. “Giận quá mất khôn”. Những lời nói trong lúc tức giận thường là người nói vô ý, người nghe cố tình. Cách giao tiếp khôn khéo nhất trong lúc này là kiểm soát cảm xúc; thay vì nóng giận, hãy bình thản lắng nghe và quên đi; bởi khi đã bình tình lại, bạn hỏi có khi người đó họ cũng chẳng nhớ mình đã tổn thương bạn như thế nào. Hãy thật sự bình tình để cả hai có thể ngồi xuống và giải quyết vấn đề một cách ôn hòa.
Ngưng than vãn với người khác
Ngưng than vãn về những phiền não, những nỗi buồn của bạn với những người xung quanh. Bởi ngay cả người thân thiết và gần gũi nhất với bạn; họ cũng không vui vẻ gì khi cứ phải nghe những điều tiêu cực của bạn. Cách giao tiếp khôn khéo này không phải yêu cầu bạn không được tâm sự với những người thân thiết mà hãy tâm sự, bộc bạch những trăn trở sao cho nhẹ nhàng nhất để xin lời khuyên từ họ.
Chỉ nên đưa ra lời khuyên khi được hỏi ý kiến
Khi được người thân và bạn bè xung quanh hỏi ý kiến và xin lời khuyên về một việc gì đó; hãy nêu lên quan điểm và cách làm của mình nếu bản thân rơi vào trường hợp tương tự; đừng bắt buộc người khác phải làm theo bạn; cũng đừng chỉ trích sự lựa chọn của họ. Ý kiến chủ quan của bạn đôi khi sẽ khiến mọi việc tan tành và người chịu hậu quả là những người đến xin bạn lời khuyên.
Lời kết
Học cách giao tiếp thông minh, học cách ứng xử khôn khéo là việc mà ai cũng nên học hỏi và trau dồi; điều này giúp bạn giúp bạn tạo được thiện cảm với người xung quanh; công việc và cuộc sống sẽ dễ dàng hơn khi nhận được nhiều sự giúp đỡ.
LIÊN HỆ NGAY cho VSC để nhận được sự tư vấn cụ thể nhất nếu bạn còn điều thắc mắc nhé!
Rời khỏi cuộc bình luận