6 Chiếc Mũ Tư Duy – Phương Pháp Cần Thiết Cho Những Cuộc Họp
Mũ trắng – Objective
Mang hình ảnh của một tờ giấy trắng, chiếc mũ trắng tượng trưng cho những số liệu, dữ liệu chính xác, các thông tin mang tính khách quan. Chiếc mũ trắng giúp chúng ta duy trì thế trung lập, đánh giá vấn đề một cách khách quan, dựa trên những dữ kiện có sẵn. Nói cách khác, chiếc mũ trắng nêu ra những vấn đề cần giải quyết và trình bày phương tiện để có được những thông tin cần thiết đó.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
– Chúng ta có những thông tin gì về vấn đề này?
– Chúng ta cần có những thông tin nào liên quan đến vấn đề đang xét?
– Chúng ta thiếu mất những thông tin, dữ kiện nào?
Mũ đỏ – Intuitive
Mang hình ảnh của ngọn lửa đang cháy, chiếc mũ đỏ tượng trưng cho cảm giác, cảm xúc, trực giác, những ý kiến không có minh chứng về vấn đề đang giải quyết. Khi đội “Mũ đỏ”, bạn sẽ đánh giá vấn đề dựa trên trực giác và cảm xúc. Trong công việc và giải quyết vấn đề, chúng ta không được phép để cho cảm xúc chen vào, tuy nhiên, nó vẫn tồn tại. Chiếc mũ đỏ cho chúng ta cơ hội để thoải mái bộc lộ những dự cảm và linh cảm.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
– Cảm giác của tôi ngay lúc này là gì?
– Trực giác của tôi mách bảo điều gì về vấn đề này?
– Tôi thích hay không thích vấn đề này?
Mũ đen – Negative
Mang hình ảnh của đêm tối, đất bùn. Khi đội chiếc mũ đen, chúng ta đang khép mình vào thế cảnh giác và thận trọng. Vai trò của chiếc mũ đen là giúp chỉ ra những điểm yếu trong quá trình suy nghĩ của chúng ta. Nó chỉ ra các lỗi, các điểm cần lưu ý, các mặt yếu kém, bất lợi của vấn đề hay dự án đang tranh cãi. Đây cũng là chiếc mũ được sử dụng nhiều nhất và đóng vai trò hết sức quan trọng, nó giúp chúng ta tránh được các rủi ro, ngăn chúng ta làm điều sai, bất hợp pháp hay nguy hiểm. Khi nhìn nhận sự việc dựa trên tư duy phê phán này, bạn sẽ hạn chế được tối đa những quyết định sai lầm, đồng thời có sự chuẩn bị cho những vấn đề có thể phát sinh ngoài dự kiến.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
– Những rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra?
– Những khó khăn nào có thể phát sinh khi tiến hành làm điều này?
– Những nguy cơ nào đang tiềm ẩn?
Mũ Vàng – Positive
Đối lập hoàn toàn với chiếc mũ đen, mũ vàng mang hình ảnh của ánh nắng mặt trời, sự lạc quan, các giá trị và những lợi ích. Khi đội “Mũ vàng”, bạn sẽ suy nghĩ một cách tích cực. Sự lạc quan sẽ giúp bạn thấy hết được những lợi ích và cơ hội mà quyết định của bạn mang lại. Cách tư duy “Mũ vàng” giúp bạn có thêm nghị lực để tiếp tục công việc khi bạn gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
– Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?
– Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?
– Liệu vấn đề này có khả năng thực hiện được không?
Mũ xanh lá cây – Creative
Mang hình ảnh hài hòa và hy vọng. Chiếc mũ xanh lá cây tượng trưng cho sự sinh sôi và sáng tạo. Khi đội chiếc mũ này, chúng ta cần đặt mình trong trong tâm thế sáng tạo. Lối tư duy tự do và cởi mở của “Mũ xanh” sẽ giúp chúng ta vượt qua những ranh giới đã có để tìm ra những giải pháp tốt hơn cho sự việc.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
– Có những cách thức khác để thực hiện điều này không?
– Chúng ta có thể làm gì khác trong trường hợp này?
– Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?
– Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?
Mũ xanh dương
Có chức năng giống như một người nhạc trưởng, chiếc mũ xanh có vai trò tổ chức và kiểm soát tiến trình tư duy của những chiếc mũ khác. Sau khi vận dụng hết những chiếc mũ, chúng ta sẽ dùng chiếc mũ xanh dương để nhìn nhận mọi thứ từ trên cao xuống, tổng hợp toàn bộ quá trình tư duy và đưa ra kết luận cuối cùng. Đây cũng chính là chiếc mũ của người chủ tọa kiểm soát tiến trình cuộc họp. Người đội chiếc mũ xanh dương có thể linh hoạt điều chỉnh cách tư duy của mọi người tùy theo mục đích của cuộc họp.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
– Xác định trọng tâm và mục đích thảo luận cho nhóm: Chúng ta ngồi ở đây để làm gì? Chúng ta cần tư duy về điều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì?
Sắp xếp trình tự cho các chiếc nón trong suốt buổi thảo luận.
Cuối cùng, tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt, kết luận và ra kế hoạch.
– Chúng ta đã đạt được gì qua buổi thảo luận?
– Chúng ta có thể bắt đầu hành động chưa?
– Chúng ta có cần thêm thời gian và thông tin để giải quyết vấn đề này?
Cách thức vận hành 6 chiếc mũ tư duy trong cuộc họp
Bước 1: Người chủ trì cuộc họp đội chiếc mũ xanh dương để khái quát vấn đề cần giải quyết, sau đó đề nghị mọi người tư duy theo mũ trắng.
Bước 2: Khi đội chiếc mũ trắng, mọi người sẽ chỉ tập trung vào các thông tin và dữ kiện liên quan đến vấn đề đang bàn luận.
Bước 3: Người chủ trì đề nghị mọi người đổi sang mũ xanh lá. Khi đội chiếc mũ này, mọi người phải tiến hành đưa ra các phương án giải quyết vấn đề dựa trên những thông tin đã thu thập được ở bước 2.
Bước 4: Ở bước này, mọi người sẽ chuyển sang chiếc mũ vàng để tiến hành đánh giá những ưu điểm của các phương án được nêu ra ở bước 3.
Bước 5: Người chủ trì sẽ đề nghị mọi người chuyển sang mũ đen. Đây cũng chính bước quan trọng nhất. Ở bước này, mọi người sẽ chỉ ra những chỗ sai hoặc không phù hợp của những phương án được nêu ra ở bước ba.
Rời khỏi cuộc bình luận