Các Mô Hình Khởi Nghiệp Thành Công Dành Cho Tất Cả Các Ngành
Trước khi khởi nghiệp, chắc chắn một điều bạn không thể thiếu là vẽ lên các mô hình khởi nghiệp của mình. Để đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ và định hướng tốt con đường sau này. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra 10 mô hình tham khảo đã thành công trong nhiều năm, bạn hãy thử xem nhé!
Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh là một khái niệm trừu tượng, có nhiều các định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể hiểu theo ý sau đây.
Mô hình kinh doanh là tập hợp những văn bản, sắp xếp các kế hoạch để xác định chiến lược, mục tiêu và hướng phát triển của doanh nghiệp.
Tại sao cần lập mô hình dành cho kinh doanh khởi nghiệp?
Mô hình dành cho kinh doanh khởi nghiệp giúp bạn có thể xác định được đúng vị trí của doanh nghiệp, hoạch định được các chiến lược đúng đắn để đi đúng con đường, đạt đúng mục tiêu. Nó giống như kim chỉ nam dẫn đường đến thành công của doanh nghiệp ở tương lai.
Với việc đặt ra các câu hỏi cốt lõi về sản phẩm, dịch vụ, khách hàng, thị trường, bản thân doanh nghiệp,…ở mô hình kinh doanh khởi nghiệp, bạn có thể hiểu rõ và sâu để đứng vững và phát triển trên thị trường.
Các mô hình khởi nghiệp nổi tiếng nhất trên thế giới
Mô hình kinh doanh khởi nghiệp Canvas
Có thể nói đây là một trong những mô hình kinh doanh nổi tiếng nhất và hiệu quả nhất cho các công ty startup. Nó được sáng tạo bởi Alexander OstrerWalder và Yves Pigneur, đã được ứng dụng rất thành công với các doanh nghiệp như Facebook, P&G, Google,…
Mô hình Canvas có 9 trụ cột:
- Customer Segments – Phân khúc khách hàng
- Value Propositions – Phương án giá trị
- Channels – Kênh cung cấp
- Customer Relationships – Quan hệ khách hàng
- Revenue Stream – Dòng doanh thu
- Key Resources – Nguồn lực chính
- Key Activities – Công việc chính
- Key Partnerships – Đối tác chính
- Cost Structure – Cơ cấu chi phí
Việc còn lại của bạn là đi sâu vào từng trụ cột và viết ra chi tiết bản kế hoạch cho doanh nghiệp của mình. Hãy viết đủ hết các trụ cột và kết nối chúng lại với nhau, để định hướng hoạt động sắp tới của doanh nghiệp.
Mô hình khởi nghiệp trên sàn thương mại điện tử
Với thời đại như hiện nay, thì việc kinh doanh trên sàn thương mại điện tử đã quá phổ biến. Ở đó, người mua và người bán có thể tiếp cận một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Doanh nghiệp của bạn chắc chắn sẽ thành công nếu đi theo mô hình khởi nghiệp thành công này. Tuy nhiên, vẫn cần phải tìm hiểu thật kỹ và đi đúng hướng. Càng phổ biến thì tỉ lệ cạnh tranh càng cao.
Các mô hình khởi nghiệp hệ sinh thái
Khởi nghiệp hệ sinh thái là bạn kinh doanh các sản phẩm được liên kết với nhau. Tức khi bạn sử dụng dịch vụ A, sẽ sử dụng dịch vụ B,… Tương tự như vậy, doanh nghiệp của bạn sẽ dễ dàng có thể phát triển mạnh mẽ và bền vững.
Mô hình chia sẻ quyền sở hữu – mô hình khởi nghiệp thành công lâu bền
Đây là mô hình bạn sẽ cho thuê các dịch vụ, sản phẩm của mình ở 1 khoảng thời gian nhất định và thu các chi phí cho thuê. Với việc bỏ ra 1 số vốn ban đầu và có thể chia sẻ quyền sở hữu và thu lại lợi nhuận được nhiều lần, cũng là 1 mô hình rất tốt để bạn có thể khởi nghiệp.
Các mô hình khởi nghiệp đại siêu thị
Đại siêu thị tức là sự kết hợp giữa 1 cửa hàng và 1 siêu thị. Nó sẽ tạo nên 1 điểm bán lẻ khổng lồ chứa vô cùng nhiều hàng hóa, sản phẩm ở bên trong. Điều này, giúp cho khách hàng có thể thỏa mãn được tất cả nhu cầu khi chỉ cần 1 chuyến đi.
Amazon là 1 mô hình đại siêu thị rất thành công và đã có được thành tựu như hôm nay.
Mô hình kinh doanh khởi nghiệp theo yêu cầu
Tức là bạn sẽ xây dựng mô hình để kinh doanh các dịch vụ theo yêu cầu linh động của khách hàng. Ví dụ, mô hình của Uber chính là 1 ví dụ điển hình cho mô hình này. Cũng rất thành công đúng không bạn nhỉ?
Mô hình 1 đổi 1
Đây là sự kết hợp giữa kinh doanh lợi nhuận và phi lợi nhuận. Sử dụng các hình thức phi lợi nhuận để thu hút khách hàng, vừa tạo ra lợi nhuận, vừa tạo ra giá trị cho cộng đồng.
Ví dụ, thương hiệu giày TOMS đã thực hiện mô hình: Một đôi giày mà trao đến người tiêu dùng sẽ có một đôi giày khác được trao đến những đứa bé có hoàn cảnh khó khăn.
Các mô hình khởi nghiệp đính kèm
Khi khách hàng đã hài lòng về sản phẩm của thương hiệu thì họ sẽ vô cùng trung thành với các sản phẩm của cùng thương hiệu đó. Vậy nên, một số Founder đã lựa chọn việc phát triển mô hình theo lợi nhuận của các sản phẩm đính kèm cùng các sản phẩm chính. Mô hình này rất dễ mở rộng và phát triển.
Mô hình nhượng quyền
Đây là mô hình mà bạn sẽ nhượng quyền lại công thức, sản phẩm, dịch vụ,… từ doanh nghiệp chính, trụ sở chính để tới những bên nhận nhượng quyền để phát triển, mở rộng kinh doanh nhanh chóng.
Bạn sẽ thống nhất 1 số nguyên tắc cho các bên nhận nhượng quyền.
Mô hình Kim tự tháp
Đây là mô hình tốn ít chi phí. Phần lớn doanh thu của doanh nghiệp sẽ đến từ những người bán sản phẩm hoặc các nhà liên kết bán lẻ. Lợi nhuận chủ yếu có được từ các nhà phân phối hợp tác bán lẻ trên thị trường. Nếu biết cách phát triển, bạn hoàn toàn có thể phát triển cực kì mạnh mẽ. Tuy nhiên, hiện nay mô hình này bị nhiều người hiểu lầm là đa cấp. Nên bạn hãy đảm bảo mình có kế hoạch đúng đắn nhất, để tránh thất bại nhé!
Chúc bạn sẽ tìm được mô hình phù hợp. Hãy liên hệ với chúng tôi để tham gia các khóa học về việc phát triển doanh nghiệp startup từ lãnh đạo, quản lý, nhân sự,…Hãy trang bị kiến thức trước khi bắt đầu hành động.
Rời khỏi cuộc bình luận